A. PGTest
1. Tổng quan về PGTest
PGTest (Preimplantation Genetic Testing)
Theo
nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ trung bình khoảng 1:4 cặp vợ chồng có nguy cơ
hiếm muộn tại các nước đang phát triển. Một trong những nguyên nhân phổ
biến nhất là do di truyền.
PGTest là xét nghiệm ADN phát hiện bất thường
di truyền trước chuyển phôi, giúp cho quá trình chọn lọc phôi được tối
ưu hóa trước khi thực hiện chuyển phôi. Thực hiện xét nghiệm PGTest có
thể lựa chọn được phôi chất lượng tốt về di truyền làm tăng khả năng đậu
thai khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), giúp cho trẻ sinh
ra được khỏe mạnh, không mắc phải những hội chứng di truyền đã sàng lọc.
Đồng thời xét nghiệm PGTest giúp cho khả năng đậu thai thành công lên
tới 69,1%.
Xét nghiệm PGTest đã được thực hiện trực tiếp
tại phòng thí nghiệm của BIOLAB bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về di
truyền và công nghệ sinh học, sử dụng hệ thống giải trình tự ADN thế hệ
mới NGS. Góp phần cung cấp thông tin sức khỏe di truyền của
phôi, giúp lựa chọn phôi tốt nhất để chuyển và tăng cơ hội mang thai
thành công.
2. Ai nên làm xét nghiệm PGTest
Tất cả các cặp vợ chồng thực hiện làm thụ
tinh trong ống nghiệm (IVF) và những cặp vợ chồng có phôi thụ tinh mang
nguy cơ cao bị bất thường di truyền như:
- Phụ nữ chuẩn bị mang thai từ trên 35 tuổi
- Các cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai
- Các cặp vợ chồng từng thực hiện IVF thất bại
- Các cặp vợ chồng mang Gene bệnh, bất thường NST hoặc gia đình có tiền sử bệnh di truyền.
3. Tại sao nên xét nghiệm PGTest
PGTest - Xét nghiệm ADN phát hiện bất thường
di truyền trước chuyển phôi giúp sàng lọc những bệnh di truyền thai nhi
và tăng khả năng mang thai thành công:
- Tăng khả năng đậu thai, giảm tỉ lệ sảy thai
- Tăng tỉ lệ sống, giảm chu kỳ IVF cần thiết để mang thai
- Giảm nguy cơ mang đa thai
- Tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện IVF
-
Sàng lọc và chẩn đoán những hội chứng dị tật bẩm sinh mà thai nhi có
thể mắc phải như: Down, Edwards, Patau, bất thường nhiễm sắc thể giới
tính
-
Chẩn đoán các bất thường về Gene gây bênh như: Thiếu máu (thalassemia),
máu khó đông (hemophilia), xơ nang,… và một số bất thường gen gây ung
thư.
4. Quy trình thực hiện xét nghiệm PGTest
B. Xét nghiệm vô sinh nam
Xét nghiệm vô sinh nam (Đột biến gen AZF)
Vô
sinh nói chung và vô sinh nam giới nói riêng là một vấn đề sức khỏe
sinh sản gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của nhiều cặp vợ
chồng trên toàn thế giới. Vô sinh (Infertility) là hiện tượng mất hay
giảm khả năng sinh sản. Tỷ lệ vô sinh khoảng 10%-15% tương đương 50-80
triệu người trên thế giới. Cứ 8 cặp vợ chồng thì có một cặp gặp phải các
vấn đề khi mang thai lần đầu và cứ 6 cặp vợ chồng thì một cặp gặp các
vấn đề ở lần mang thai tiếp theo.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng
20% là vô sinh không rõ nguyên nhân, 80% có nguyên nhân, trong đó vô
sinh do nữ chiếm 40%, do nam chiếm 40% và do cả vợ và chồng là 20%. Việc
chẩn đoán nguyên nhân gây vô sinh và vô sinh ở nam giới là hết sức cần
thiết để điều trị và thực hiện tư vấn di truyền.
Ngày nay, với sự phát triển của di
truyền học nghiên cứu ở cả mức độ phân tử và tế bào đã giúp chúng ta
hiểu biết và làm sáng tỏ được nguyên nhân vô tinh hoặc thiểu tinh dẫn
đến vô sinh nam giới là do biến đổi di truyền mà trước đây được xếp vào
vô sinh không rõ nguyên nhân. Trong các nguyên nhân vô sinh do nam giới,
có khoảng 10% - 15% trường hợp vô tinh và 5% thiểu tinh nặng có bất
thường về di truyền. Ở mức độ tế bào, nó liên quan đến sự bất thường của
Nhiễm sắc thể. Ở mức độ phân tử, người ta phát hiện những mất đoạn nhỏ
NST Y ở vùng AZFabcd (Azoospermia factor). Vùng AZFabcd chứa nhiều gen
khác nhau, những mất đoạn gen trong vùng này được xác định là gây suy
giảm hoặc không có tinh trùng. Phát hiện được những mất đoạn nhỏ trên
nhiễm sắc thể Y có ý nghĩa qua trọng trong chẩn đoán và chọn hướng can
thiệp cho những trường hợp vô sinh nam.
AZF là gì?
AZF là từ viết tắt của Yếu tố gây vô
tinh trùng (Azoospermia Factor) là gen nằm trên nhánh dài của nhiễm sắc
thể Y ở vị trí Yq11. Vùng này chứa nhiều gen liên quan đến quá trình
sinh tinh. Các đột biến mất đoạn xảy ra ở các AZF thường dẫn đến các hậu
quả với mức độ ảnh hưởng khác nhau phụ thuộc vào vùng AZF có đột biến
như gây vô tinh, thiểu tinh, thiểu tinh nặng, các rối loạn trong quá
trình sinh tinh hoặc các bất thường của tinh trùng. Việc làm xét nghiệm
này có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị vô sinh nam.
Hình 1: Vị trí các vùng AZF trên Nhiễm sắc thể Y và sự phân bố của các gen liên quan đến quá trình sinh tinh
Các mất đoạn AZFc và AZFcd là hay xảy
ra nhất; tiếp theo là các mất đoạn vùng AZFbcd, AZFd, AZFabcd, AZFbc,
AZFb. Mất đoạn vùng AZFa rất hiếm gặp.
Vùng AZFa
Vùng AZFa nằm ở khoảng 5, nhánh dài
gần tâm NST Y, kích thước 1 đến 3 Mb. Hai gen liên quan đến quá trình
sinh tinh nằm ở vùng AZFa là USP9Y và DDX3Y. Các mất đoạn trong vùng
AZFa thường dẫn đến vô tinh và Hội chứng Stertoli đơn thuần (SCOS)- hội
chứng mà trong tinh hoàn chỉ có các tế bào Stertoli (có tác dụng hỗ trợ,
giúp tinh trùng khỏe khoắn) chứ không có các tế bào sinh tinh trùng. Vì
vậy, mất đoạn hoàn toàn ở vùng AZFa đồng nghĩa với việc không thể lấy
tinh trùng từ tinh hoàn để làm kỹ thuật ICSI.
Vùng AZFb
Vùng AZFb có kích thước 1 đến 3 Mb,
chứa nhiều gen mã hóa cho các protein tham gia vào quá trình tạo tinh
trùng, là vùng có mật độ gen rất cao và biểu hiện đặc hiệu ở tinh hoàn.
Mất đoạn một phần của vùng AZFb có liên quan đến sự bất thường trong quá
trình sinh tinh. Mất đoạn nhỏ trên vùng AZFb có kiểu hình sinh tinh nửa
chừng (SGA), mất đoạn AZFb hoàn toàn thường dẫn đến Hội chứng SCOS và
hiện tượng vô tinh và cũng không thể lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng
TESE để làm ICSI.
Vùng AZFc
Vùng AZFc nằm ở gần vùng dị nhiễm sắc,
kích thước khoảng 1,4 Mb. Các mất đoạn nhỏ trên vùng AZFc liên quan chủ
yếu đến các nhóm gen DAZ, CDY1, PRY và TTY2 . Các gen thuộc vùng AZFc
mã hóa cho protein tham gia vào quá trình tạo tinh. Mất đoạn AZFc có thể
thấy kiểu hình tương đối đa dạng, từ mức độ tinh trùng bình thường,
thiểu tinh, thiểu tinh nặng hoặc vô tinh. Ở những nam giới vô tinh do
mất đoạn AZFc thì khoảng 70% vẫn có cơ hội để tìm thấy tinh trùng bằng
kỹ thuật TESE và có thể sinh con bằng phương pháp ICSI. Những đứa trẻ là
con trai cũng sẽ bị mất đoạn AZFc giống như người cha và con gái thì
bình thường. Mất đoạn AZFc được cho rằng mức độ ảnh hưởng đến sinh tinh
trùng ít nghiêm trọng hơn mất đoạn AZFa hoặc AZFb. Tuy nhiên khi mất
AZFc, trường hợp nếu có tinh trùng thì số lượng và cả chất lượng cũng
đều rất thấp, thường là thiểu tinh nặng. Vì vậy, với những trường hợp
mất đoạn AZFc đơn thuần thì chỉ nên điều trị để có tinh trùng đến khi đủ
điều kiện làm hỗ trợ sinh sản, điều trị nội khoa đến mức có thể có thai
tự nhiên không cần hỗ trợ sinh sản là không hiệu quả, rất khó thành
công nên vẫn cần phải hỗ trợ sinh sản.
Vùng AZFd
Gần đây, một vùng NST Y chứa các
trình tự đích (STSs) từ sY145 đến sY221 gồm (sY145, sY153, sY220, sY150,
sY232, sY262, sY221) mà trước đây cho là thuộc vùng AZFb được xếp vào
vùng mới gọi là vùng AZFd. Vùng AZFd nằm giữa vùng AZFc và AZFb, là vùng
nhỏ nhất trong 4 vùng AZF và cho đến nay vẫn ít được biết đến nhất.
Vùng này có tỷ lệ đột biến mất đoạn cao hơn so với các vùng khác ở những
bệnh nhân vô sinh do vô tinh hoặc thiểu tinh nặng có bất thường về hình
thái tinh trùng. Ngoài ra, mất đoạn vùng AZFd còn có thể tìm thấy ở
những bệnh nhân thiểu tinh mức độ vừa. Vì vậy, xác định mất đoạn AZFd
cũng đồng nghĩa với việc nam giới ở trạng thái vô sinh không nặng, khả
năng điều trị khả quan hơn so với mất đoạn AZFa, AZFb và AZFc nhưng hầu
hết vẫn cần hỗ trợ sinh sản
Mất đoạn kết hợp
Mất đoạn vùng AZFb+c cũng dẫn đến SCOS
và vô tinh. Như vậy, đối với những nam giới mất đoạn hoàn toàn vùng
AZFa, AZFb, AZFb+c hoặc AZFa+b+c thì hầu như không có cơ hội để sinh con
từ tinh trùng của chính mình và cần tư vấn để lựa chọn hình thức hỗ trợ
sinh sản
Tại sao nên thực hiện xét nghiệm AZF?
Đột biến vi mất đoạn vùng AZF là nguyên nhân chủ yếu thứ 2 gây vô sinh ở nam giới, sau Hội chứng Klinefelter.
Việc xét nghiệm sàng lọc vi đột biến ở vùng AZF góp phần xác định nguyên
nhân của các trường hợp vô sinh, có giá trị định hướng cho các bác sĩ
lâm sàng điều trị, tìm cách khắc phục thích hợp cho bệnh nhân, làm cơ sở
cho tư vấn di truyền phòng ngừa, hạn chế việc truyền gen bệnh cho các
thế hệ sau. Giảm chi phí việc điều trị nội khoa không hiệu quả, gây tốn
kém cho người bệnh.
Ai nên thực hiện xét nghiệm này?
Các trường hợp nên được chỉ định xét nghiệm AZF
- Xét nghiệm AZF nên được chỉ định đối
với những nam giới có số lượng tinh dịch <15 triệu tinh trùng/ mL
không do tắc nghẽn muốn thực hiện các kỹ thuật ICSI và TESE
- Sàng lọc AZF là rất quan trọng trước
khi quyết định phẫu thuật cắt bỏ giãn mạch thừng tinh ở những bệnh nhân
bị giãn mạch thừng tinh vì nếu người này có mang đột biến ở vùng AZF thì
việc cắt bỏ giãn mạch thừng tinh không cải thiện được số lượng hay chất
lượng tinh trùng.
- Nếu một gia đình có tiền sử sảy thai
tái phát, dị tật hoặc chậm phát triển tâm thần thì nên thực hiện các xét
nghiệm AZF, không phụ thuộc vào nồng độ tinh trùng.
- Kỹ thuật xét nghiệm phát hiện đột biến AZF
- Xác định đột biến mất đoạn AZF bằng RealTime- PCR
- Là một xét nghiệm định tính cho phép
phát hiện bằng Real time- PCR dựa trên sự khuếch đại các locus đặc hiệu ở
các vùng AZFa, AZFb, AZFc sử dụng các cặp mồi đặc hiệu. Trong Real time
PCR, sản phẩm khuếch đại được xác định bằng cách sử dụng các thuốc
nhuộm huỳnh quang.
- Xác định đột biến mất đoạn AZF bằng QF- PCR
- Gen AZF được khảo sát bằng kỹ thuật
PCR khuếch đại đoạn DNA đặc hiệu nằm trong vùng AZFa, AZFb và AZFc của
gen. Các đoạn khuếch đại được đánh dấu bằng huỳnh quang và phân tích
bằng hệ thống điện di mao quản
Xét nghiệm vô sinh nam cần thiết cho các trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân.
Thời gian trả kết quả
3- 5 ngày
Mẫu xét nghiệm
Mẫu máu
Công nghệ
RealTime - PCR và QF - PCR
C. Xét nghiệm phân mảnh tinh trùng
Phân mảnh ADN tinh trùng: Là sự đứt, gãy sợi ADN tinh trùng gây sai lệch thông tin di truyền.
Hậu quả:
- Phân mảnh DNA tinh trùng dẫn đến tỷ lệ thụ tinh thấp, chất lượng phôi kém và giảm tỷ lệ mang thai, tăng tỷ lệ sảy thai;
- Sự phân mảnh DNA tinh trùng >30% thì giảm 4 lần cơ hội mang thai, gấp đôi nguy cơ sảy thai;
- Tinh trùng sử dụng cho ICSI nếu bị phân mảnh ảnh hưởng tới việc tạo các dị tật bẩm sinh.
Ai nên thực hiện xét nghiệm phân mảnh tinh trùng?
- Các trường hợp vô sinh không giải thích được nguyên nhân.
- Những người đàn ông có các chỉ số phân
tích tinh dịch bình thường (số lượng tinh trùng, khả năng chuyển động
của tinh trùng và hình dạng tinh trùng bình thường) nhưng vẫn không có
con.
- Các cặp vợ chồng làm IVF thất bại.
- Các cặp vợ chồng sảy thai nhiều lần.
Xét nghiệm phân mảnh tinh trùng là xét nghiệm cần thiết đối với các cặp vợ chồng tiến hành IVF thất bại nhiều lần.
Thời gian trả kết quả
2 ngày
Mẫu xét nghiệm
Mẫu tinh trùng tươi hoặc tinh trùng bảo quản trong dung dịch bảo quản (SCD)
Công nghệ
Kỹ thuật nhuộm DNA tinh trùng