Labo hàng đầu VN lĩnh vực sinh học phân tử

Hội chứng Antiphospholipid là một bệnh lý tự miễn, gây ra tình trạng tăng đông. Sản phụ bị hội chứng Antiphospholipid sẽ có nguy cơ dẫn đến sảy thai, thai chết lưu và những vấn đề nghiêm trọng khác liên quan đến sinh sản.

Hội chứng Antiphospholipid (hay còn gọi là hội chứng kháng thể kháng phospholipid) là bệnh lý thuộc nhóm tự miễn. Khi mắc bệnh này, các kháng thể trong hệ thống miễn dịch của bệnh nhân nhận định nhầm phospholipid là chất có hại và tấn công, trong khi phospholipid lại là thành phần đóng vai trò cấu trúc nên các tế bào. Hậu quả của tình trạng này khiến cho các tế bào bị tổn thương. Những tổn thương này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối máu đông ở động mạch và tĩnh mạch, và chính các cục máu đông này gây ra tính chất nguy hiểm của bệnh.

Thông thường, sự đông máu vốn là một hiện tượng bình thường đối với cơ thể. Quá trình này cần thiết để giúp các vết thương nhỏ hoặc thành mạch máu bị vỡ có thể cầm máu và lành nhanh hơn. Tuy nhiên, khi bị hội chứng Antiphospholipid, tình trạng máu đông diễn ra quá mức, làm tắc dòng chảy của máu và gây ra hàng loạt những tác động nguy hiểm đến các bộ phận của cơ thể. Bất cứ ai cũng có thể mắc hội chứng kháng thể kháng phospholipid, nhưng nói chung bệnh thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, nếu bị hội chứng Antiphospholipid sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu và những biến chứng nguy hiểm liên quan đến thai kỳ.

THÔNG TIN CHỈ ĐỊNH VÀ ĐIỀU TRỊ

Cơ chế bệnh sinh

Các kháng thể kháng phospholipid theo nhiều con đường dẫn tới tình trạng tắc các mạch máu trong bánh rau. Khi thai nhỏ, bánh rau càng nhỏ, các động mạch tử cung càng nhỏ, sự hình thành huyết khối càng gây ảnh hưởng lớn đối với thai, làm giảm sự nuôi dưỡng của thai và làm thai chết. Chính vì vậy mà hội chứng kháng phospholipid thường gây chết phôi, thai, đỉnh điểm là ở quý I của thai kỳ.

Các loại kháng thể kháng phospholipid:

1.     Kháng thể kháng cardiolipin (IgG, IgM, IgA)

2.     β2 glycoprotein I (IgG, IgM, IgA)

3.     Kháng thể phosphatidylserine (IgG, IgA, IgM)

4.     Kháng thể phosphatidylinositol (IgG, IgA, IgM)

5.     Kháng thể phosphatidylcholine (IgG, IgA, IgM)

6.     Kháng thể phosphatidic acid (IgG, IgA, IgM)

7.     Kháng thể phosphatidylethanolamine (IgG, IgA, IgM)

8.     Kháng thể phosphatidylglycerol (IgG, IgA, IgM)

9.     Kháng thể kháng Annexin – V (IgG, IgA, IgM)

10.  Prothrombin

Trích dẫn khoa học:

1. Bick R.L. (2008). Antiphospholipid Thrombosis Syndrome. Hematol Oncol Clin North Am. 22(2), 107-120.

2. Mo D. (2009). Treatment of recurrent miscarriage and antiphospholipid syndrome with low-dose enoxaparin and aspirin. Reprod Biomed Online. 19(2), 216-220.

Chỉ định và điều trị

I. Chỉ định: 

1. Sản khoa: 

(1). Sảy thai liên tiếp sớm từ 2 lần trở lên.

(2). Tiền sản giật xuất hiện sớm nặng, lặp lại, thai chậm phát triển, thiểu ối không rõ nguyên nhân.

(3). Sảy thai, thai chết lưu muộn không rõ nguyên nhân.

2. Các bệnh lý khác: 

(1). Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (systemic lupus erythematosus: SLE).

(2). Chứng huyết khối động mạch và tĩnh mạch (arterial and venous thrombosis).

(3). Chứng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia).

(4). Nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ cơ tim.

(5). Chứng thiếu máu não cục bộ.

(6). Các chứng thần kinh như chứng múa vờn, múa giật (chorea), nhồi máu não (cerebral infarction,  …)

II. Hướng điều trị cho bệnh nhân sảy thai liên tiếp tìm thấy kháng thể kháng phospholipid: 

  • Các bệnh nhân sảy thai liên tiếp tìm thấy kháng thể kháng phospholipid có thể sử dụng các thuốc: Aspirin liều thấp, Heparin trọng lượng phân tử thấp, Lovenox và bổ sung Canxi. (Việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa). 
  • Thời điểm điều trị bắt đầu từ khi siêu âm thấy hình ảnh túi ối trong buồng tử cung. Thời gian điều trị: với nhóm dương tính 1 lần sau khi kết quả xét nghiệm kháng thể kháng phospholipid âm tính sẽ dừng điều trị. Với nhóm bệnh nhân kháng thể kháng phospholipid dương tính 2 lần sẽ điều trị đến 34 tuần [1], [2]. Siêu âm và xét nghiệm máu nhằm theo dõi sự phát triển của thai và phát hiện các tác dụng không mong muốn, tai biến khi dùng thuốc chống đông. Xét nghiệm máu bao gồm: Công thức máu (số lượng tiểu cầu), Đông máu cơ bản, Xét nghiệm làm hàng tuần trong 4 tuần đầu, sau đó hàng tháng đến kết thúc phác đồ điều trị thuốc chống đông [1], [2].
  • Chỉ định ngừng điều trị thuốc chống đông cho các trường hợp sau: Những bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết dưới da hay xuất huyết ở vị trí khác hoặc xét nghiệm có tình trạng tiểu cầu thấp. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu đau bỏng rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua nhiều có thể là tác dụng phụ của aspirin, sẽ ngừng uống aspirin và được sử dụng thuốc bọc niêm mạc dạdày. Những trường hợp này sẽ không điều trị bằng aspirin nữa mà chỉ điều trị tiếp tục bằng lovenox.

Để được tư vấn kỹ hơn, xin vui lòng liên hệ: ĐT: 0243.36.00100 hoặc Hotline 098.969.6886

Post a comment

Your email address will not be published.