Xét nghiệm Ung thư Gia đình/ Ung thư Di truyền

Xét nghiệm Ung thư Gia đình / Ung thư Di truyền

Gia đình bạn có người đang bị Ung thư?

Bạn lo sợ liệu mình có khả năng bị ung thư như người nhà?

Xét nghiệm Ung thư giúp tìm hiểu nguyên nhân Ung thư của người mang bệnh và xác định bệnh Ung thư đó có di truyền cho người khác trong gia đình hay không thông qua Gen. Một số gen ung thư có tỉ lệ người mang gen phát bệnh lên tới 100%.

Ung thư di truyền là gì?

Ung thư phát sinh khi các gene trong cơ thể bị thay đổi (đột biến). Các đột biến gene này phần lớn xuất hiện trong quá trình sống do các tác động môi trường hoặc do lão hóa. Nhưng có một số ít trường hợp (5—10 %) là do thừa hưởng ngay từ lúc mới sinh đột biến gây bệnh di truyền trong gia đình.

Mọi ung thư đều có thể là ung thư di truyền. Một số loại thường gặp như ung thư vú, buồng trứng, tử cung, tuyến tiền liệt, hệ tiêu hóa (dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng, tụy), … Hội chứng UTDT là tình trạng một người mang đột biến gây bệnh trên một hoặc nhiều gene liên quan đến các dạng UTDT.

Xét nghiệm Ung thư Di truyền

Xét nghiệm di truyền UTDT là để xem quý vị có mang đột biến gây bệnh trên các gene UTDT hay không. Các gói xét nghiệm do bác sĩ chỉ định dựa trên biểu hiện lâm sàng và một số yếu tố khác. Để xét nghiệm, chúng tôi thu mẫu máu từ người được chỉ định xét nghiệm, tách DNA, và giải trình tự gene bằng phương pháp NGS tiên tiến nhất. Kết quả giải trình tự gene được phân tích bằng các công cụ tin sinh học; từ đó phát hiện các biến thể.

Các biến thể này sau đó được phân loại ý nghĩa dựa trên Cơ sở dữ liệu ClinVar của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (US. National Institudes of Health) được cập nhật tại thời điểm trả kết quả. Biến thể được chia làm 3 nhóm: (i) nhóm gây bệnh và gần giống gây bệnh (gọi tắt là Gây bệnh): là biến thể đã có đầy đủ chứng cứ khoa học hoặc chứng cứ đã rõ ràng nhưng còn hạn chế về nguy cơ phát triển ung thư; (ii) nhóm biến thể chưa rõ chức năng (gọi tắt là Chưa rõ): là nhóm mà chứng cứ về nguy cơ gây ung thư chưa đầy đủ hoặc mâu thuẫn nhau; (iii) nhóm biến thể lành tính hoặc gần giống lành tính (gọi tắt là Lành tính): là nhóm đã có đầy đủ chứng cứ khoa học hoặc chứng cứ đã rõ ràng nhưng còn giới hạn về khả năng KHÔNG làm gia tăng nguy cơ ung thư. Chỉ biến thể gây bệnh (còn gọi là đột biến gây bệnh) hoặc chưa rõ chức năng sẽ được thông báo trong bảng trả kết quả.

Nếu phát hiện đột biến gây bệnh ở người bệnh, thân nhân của họ có thể yêu cầu xét nghiệm để tìm đột biến đó. Xét nghiệm cho thân nhân chỉ nhằm phát hiện đột biến đã biết, sẽ có giá thành thấp hơn rất nhiều so với xét nghiệm ban đầu.

Dễ dàng

Chỉ thu 3 ml máu ngoại vi là có thể thực hiện được xét nghiệm.

Chính xác

Với mỗi Nucleotide trên Gen, kỹ thuật của chúng tôi đọc qua trung bình từ 100 – 180 lần mới đưa ra kết quả nên đảm bảo kết quả trình tự gen chính xác nhất.

Tiết kiệm

Xét nghiệm Ung thư di truyền làm 1 lần sử dụng cả đời. Nếu đã biết người trong gia đình mình mang đột biến nào, chi phí cho người thân chỉ 2 triệu/ xét nghiệm.

Ung thư Di truyền

» Xét nghiệm các gen ung thư di truyền

» Độ chính xác cao do đọc mỗi Nucleotide từ 100 đến 180 lần

» Nhiều loại ung thư được xét nghiệm: Ung thư vú, buồng trứng, đại trực tràng, dạ dày, tiền liệt tuyến, tử cung, phụ khoa, thận, bàng quang,…

» Chỉ cần 3ml máu ngoại vi

» Trả kết quả sau 30 ngày

» Hỗ trợ xét nghiệm cho thân nhân chỉ 2 triệu/ người

» Thực hiện 1 lần, sử dụng cả đời

Gia đình có người bị ung thư thì nên làm gì

Gia đình có người bị ung thư nên làm gì? | Nếu gia đình có hơn hai người bị ung thư và bạn sẽ thắc mắc bệnh ung thư có di truyền cho thế hệ sau không và xét nghiệm gen điều trị ung thư thì làm thế nào thì cần đọc ngay bài viết này nhé

Ngày nay, với những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều loại ung thư mang tính di truyền rất cao. Điều này cho thấy, ung thư là căn bệnh phổ biến hơn những gì chúng ta nghĩ.

Tại Việt Nam, mỗi năm phát hiện thêm từ 130.000 đến 160.000 ca ung thư mới. Không loại trừ khả năng bạn hoặc những người xung quanh sẽ là một trong những nạn nhân của ung thư. Vậy, chúng ta phải làm gì khi phát hiện người thân mắc ung thư?

Dành nhiều thời gian tìm hiểu tại sao ung thư lại di truyền

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh ung thư đều do đột biến gen, những không có nghĩa ngược lại. Khi các gen ngăn chặn các khối u không thực hiện đúng chức năng, các tế bào phân chia không kiểm soát được nên hình thành các khối u ung thư.

Nếu gia đình bạn có nhiều hơn hai người cùng mắc một loại ung thư, bạn nên tìm hiểu kỹ về khả năng di truyền bệnh ung thư trên. Từ đó, bạn sẽ có những chiến lược tầm soát để bảo vệ bản thân cũng như những người khác trong gia đình.

Cố gắng sinh hoạt như bình thường

Nếu có thời gian để ở bên người thân của bạn, hãy sử dụng nó một cách khôn ngoan. Thay vì để người bệnh nghĩ mình sẽ chết, bạn hãy hướng họ suy nghĩ tích cực hơn bằng cách có thể sống chung với bệnh.

Tiếp tục thực hiện các sinh hoạt trước đây như đi chơi, mua sắm, nấu ăn cùng gia đình, làm việc nhà, gặp mặt bạn bè. Những hoạt động này sẽ giúp cải thiện tâm trạng của người bệnh rất nhiều và loại bỏ được những tư tưởng tiêu cực khi mắc căn bệnh quái ác này.

Dù sao đi nữa, việc chữa trị thành công hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần lạc quan tích cực của bệnh nhân.

Thật sự lắng nghe người bệnh ung thư

Các chuyên gia tâm lý đã nhấn mạnh rằng khi biết mình mắc ung thư, bệnh nhân sẽ rất khó chấp nhận sự thật này. Vì vậy, họ luôn cần một người biết lắng nghe để có thể giúp họ giải tỏa căng thẳng. Khi nghe người thân bị ung thư tâm sự, bạn hãy phản ứng bằng cách gật đầu, nhìn thẳng vào mắt, mỉm cười và có một vài động tác an ủi thân mật (nắm tay)… Hãy để họ có cơ hội được bày tỏ hết những cảm xúc của mình nếu muốn.

Tôn trọng người bệnh ung thư

Trong quá trình điều trị bệnh, ung thư có thể khiến người bệnh trở nên xanh xao, tóc, lông mày rụng… Tuy nhiên, bạn không nên tỏ ra quá lo lắng vì hiện nay có những phương pháp giúp bệnh nhân ung thư vẫn tươi khỏe bằng cách đội tóc giả, tô son, kẻ lông mày… Điều quan trọng cần lưu ý là giữ cho tâm trạng người bệnh thoải mái, vui vẻ… thì việc điều trị cũng sẽ đạt hiệu quả hơn.

Tập những thói quen tốt để giúp giảm nguy cơ ung thư

Thói quen xấu như ăn thức ăn không lành mạnh hoặc hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ ung thư cho bạn. Do đó, bạn hãy làm điều ngược lại bằng cách thay đổi lối sống như khi cần đến aspirin, chỉ dùng ở liều thấp để làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng, cắt giảm thịt đỏ, bỏ hút thuốc lá, tập thể dục và có chế độ ăn giàu trái cây, rau quả đặc biệt là khi gia đình bạn có người bị ung thư.

Nếu bệnh ung thư có tính di truyền cao, cần tầm soát bệnh hằng năm

Một số bệnh ung thư phổ biến có thể do đột biến gen di truyền như ung thư buồng trứng, ung thư vú, dạ dày, đại trực tràng….  Một số đột biến gen như BRCA1 và BRCA2 có khả năng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung thư vú, buồng trứng, tuyến tụy, tuyến tiền liệt và ung thư da.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *